TT
|
Tình huống
|
Cách xử lý
|
Tình huống số dư
|
1.
|
Số dư đầu năm nhập không đúng
|
- Nhập Số dư vào cả TK cấp I lẫn TK cấp II, dẫn đến Số dư gấp đôi trong sổ
Cách tìm lỗi: kiểm tra lại số dư đầu năm của TK
- Chưa vào “Nhập chi tiết số dư”, dẫn đến sổ kế toán chi tiết, báo cáo không thể hiện số dư.
Cách tìm lỗi: kiểm tra lại “Nhập chi tiết số dư” số dư đầu năm của TK
- “Tổng dư nợ” # “Tổng dư có”, dẫn đến Bảng cân đối TK bị sai, “Số dư đầu kỳ”, “Số dư cuối kỳ” cột Nợ/Có không cân.
|
2.
|
Nhập số dư sai
|
1. Tình huống 2:
- Tài khoản có số dư Có khi vào “Nhập CT số dư” để khai báo chi tiết cột số tiền, không nhập bên Có ( Dư Có) mà gõ nhầm bên Nợ ( Dư Nợ) dẫn đến Sổ chi tiết và các báo cáo liên quan đến TK đó không có số liệu.
* Giải pháp: Bấm nút “ Nhập CT số dư” trên đúng TK đó, đưa lại số tiền về bên Có.
2. Tình huống 3:
- Tài khoản có số dư chi tiết ( TK cấp II, cấp III . . .) chỉ nhập chi tiết số dư vào thẳng chi tiết đó, trường hợp nhập vào TK cấp I và cấp II (chi tiết) dẫn đến Sổ chi tiết, bảng cân đối TK số dư TK cấp I sẽ nhân lên gấp đôi.
* Giải pháp: Xoá số liệu dòng TK cấp I.
3. Tình huống 4:
- Nhập Tổng dư Nợ khác Tổng dư Có dẫn đến Bảng cân đối TK “Số dư đầu kỳ, cuối kỳ” không cân.
* Giải quyết: Vào lại phần “Nhập số dư” nhập bổ sung hoặc sửa trực tiếp số dư TK sai.
|
3.
|
Trong kế toán chủ đầu tư tài khoản 112 gặp rất nhiều trường hợp phải chi tiết số dư đầu năm như: TK 112 Tiền gửi chi phí đầu tư ,TK 112 Tiền gửi chi phí ban, TK 112 Tiền gửi bảo hành công trình
|
Khi kết xuất bảng cân đối hoàn toàn chính xác nhưng sổ tiền gửi kho bạc thì tài khoản chi tiết không lên được . Ta vào màn hình số dư đầu năm kiểm tra lại tài khoản tiền gửi rồi vào chi tiết số dư tiền gửi xem trường “số ghi” tài khoản đã hiện lên tài khoản chi tiết cần tìm chưa . Nếu chưa có thì gõ tên tài khoản chi tiết vào.
|
4.
|
Số tiền gửi, số dư đầu năm không len sổ mặc dù đã nhập chi tiết
|
Trong khi nhập số dư đầu năm cho TK 112 trong chi tiết ở cột đầu tiên – SG phần này PM tự động cập nhật là 112, nhưng kế toán đã tự ý sửa đổi nên khi tạo sổ không lên số dư.
|
5.
|
Khi nâng cấp PM sau đó chạy PM và tạo bảng cân đối thì thấy số dư dự toán ở kho bạc nằm bên có
|
Vào số dư đầu năm đến TK 008 bấm vào chi tiết số dư thoát ra bấm vào tính lại tổng số dư thoát ra tạo lại bảng cân đối thì số dư trở về bên nợ
|
6.
|
Khi in bảng cân đối TK KT 461 và 661 không nhảy dữ liệu vào cột số dư cuối kỳ
|
Ta vào Kế toán/ số dư đầu năm và tìm đến TK 461, 661 đánh số 0 vào cột dư nợ hoặc dư có của 2 Tk này, Sau đó bấm vào nút tính lại tổng số dư rồi thoát ra và kết xuất lại là đựơc
|
7.
|
Khi đã tách các loại TK cấp 2 và cấp 3 theo số dư nhưng khi kết xuất bảng cân đối TK nhưng TK đó không xuất hiện
|
Vào Kế toán./ số dư đầu năm. và tìm đến những TK vừa mới tách đánh số 0 vào cột dư nợ hoặc có của những TK này sau đó bấm vào nút tính lại tổng số dư rồi thoát ra và kết xuất lại là được.
|
Tình huống nhập chứng từ và chi tiết
|
1.
|
Nhập sai trường “Ngày tháng ghi sổ”
|
+ Sai tháng dẫn đến số liệu nhảy sang tháng khác khi tạo Sổ chi tiết hoặc Sổ tổng hợp, Sổ cái
+ Sai năm: VD: Năm 2004 gõ nhầm 2005 dẫn đến số liệu của chứng từ này không thể hiện phần phát sinh trong sổ Kế toán, báo cáo mà nhảy vào số dư đầu năm của Bảng cân đối TK.
* Giải pháp: mở chức năng “Tra cứu chứng từ”, không chọn tiêu chuẩn Tra cứu, bấm “Tra cứu”. Tìm các chứng từ sai đó tại màn hình “ Nhập CT” sửa lại thời gian.
|
2.
|
Không có số liệu trong sổ Kế toán hoặc các báo cáo tài chính
|
Do chưa khai báo đứng các yêu cầu khi tạo sổ hoặc báo cáo.
VD1: Kết xuất “Sổ quỹ tiền mặt” tháng 03 năm 2004 nhưng thời gian lại để tháng 01 năm 2004.
VD2: Báo cáo “Tình hình kinh phí sử dụng”, khai báo không đúng cột, loại khoản, nguồn kết xuất hoặc thời gian kết xuất . v. v
|
3.
|
Trong báo quyết toán phần II yêu cầu thể hiện mục 100 của lương và mục 100 của công đoàn (PM KTHC)
|
- Vào hệ thống của chương trình, vào danh mục phân loại nhóm mục-mục thêm vào mục 100cd. Khi nhập chuyển trả công đoàn thì chọn mục 100cd
|
4.
|
- Đơn vị có rất nhiều nguồn do đó muốn theo riêng từng nguồn và các tài khoản cũng vậy (PM KTHC)
|
- Trước tiên với mỗi nguồn thì tạo ra một vùng kế toán riêng biệt (VD: KHNS, KHDP..)
- Thứ hai tương ứng với mỗi nguồn thêm vào các tài khoản tương ứng(VD: 111NS, 461NS, 661NS, 111dp, 461dp, 661dp....)
|
5.
|
Trong chương trình dự án có rất nhiều nguồn, do đó đơn vị thêm vào phân loại nguồn là vốn viện trợ, vốn vay, vốn đối ứng để kết xuất quyết toán phân biệt được các loại nguồn nhưng khi lên đối chiếu dự toán thì chương trình không hiểu các nguồn trên (PM KTHC)
|
Vào danh mục phân loại nguồn thêm vào chữ ngân sách trước các loại nguồn của đơn vị đã thêm ( VD: Vốn viện trợ thì sửa thành Ngân sách vốn viện trợ, vốn vay thì sửa thành ngân sách vốn vay
|
6.
|
Đơn vị muốn theo dõi riêng hai nguồn kinh phí tự chủ và kinh phí không tự chủ trong báo cáo “Chi tiết kinh phí hoạt động” và các báo cáo khác.
|
Trong phần hệ thống, tiến hành tách nguồn hoạt động thành hai nguồn đó là: Ngân sách địa phương – Tự chủ và Ngân sách địa phương – Không tự chủ.
Khi đó trong quá trình nhập chứng từ ta phải xác nhận đúng từng nguồn.
|
7
|
Kết xuất theo các tiêu thức chọn không được, khi kết xuất các sổ chi tiết như sổ chi tiết nguyên vật liệu không đúng
|
Do quên không nhập các trường trong báo cáo chi tiết hay do tự đánh mà không chọn từ trường combo , Để khắc phục tình trạng trên ta vào kế toán chi tiết sau đó tra cứu theo chế độ đó và sửa lại không bỏ trống trường nào.
|
8
|
Kế toán doanh nghiệp khi hạch toán tài khoản hao mòn tài sản dùng tài khoản 214 thì lên bảng cân đối kế toán thì không lên số lịêu
|
Hướng dẫn khách dùng PM thì hạch toán tài khoản hao mòn chi tiết như 2141 Hao mòn TSCĐ Hữu hình , 2142 Hao mòn TSCĐ thuê tài chính .thì bảng cân đối kế toán mới lên đúng.
|
9
|
Khi kết xuất báo cáo chi tiết chi hoạt động bị sai số tiền sau khi kiển tra toàn bộ số lịêu đều đúng
|
Hướng đẫn khách là khi kiển tra chú ý số hiệu chứng từ , ngày tháng chứng từ , ngày tháng ghi sổ có trùng nhau không ? Nên tránh không cho trùng nhau và còn hướng dẫn khách vào chứng từ “ xoá chi tiết thừa”
|
10
|
Báo cáo theo nhiều nguồn, theo CLK
|
Vào hệ thống/Phân loại nguồn ---> Tách phân loại nguồn thành nhiều lọai khác nhau, chủ yếu là theo CLK
|
Kế toán cơ bản và phân vùng làm việc
|
1.
|
Khi in nhật ký-sổ cái bị thiếu rát nhiều tài khoản (trường hợp đơn vị sử dụng trên 13 tài khoản) (PM KTHC - PM KTCD)
|
- Vào nhật ký – sổ cái kết xuất lần một thì chọn từ 001 cho tới 662(Vd: tài khoản cuối cùng là 511)
- Sau đó coi tài khoản cuối cùng là gì thì kết xuất lần hai lấy tài khoản hơn tài khoản cuối cùng một đơn vị và chọn tới tài khoản 662( kết xuất từ 511NS tới 662)
|
2.
|
“Sổ chi tiết các khoản phải trả”, “Sổ tiền gưỉ”, “Sổ quỹ tiền mặt”: Trong qúy 1 năm 2006 Có “số dư mang sang” bằng đúng số tiền trên 01 hoặc nhiều chứng từ PS trong kỳ cộng lại. Mà thực tế các sổ này không có SD đầu ký
|
Do KT nhập ngày tháng ghi sổ của 01 hoặc nhiều chứng từ PS trong Q1/2006 liên quan đến các TK 331, TK 111, TK 112 nhưng lại khai báo nhầm thành năm 2005 hoặc những năm trước đó. Ta hãy làm như sau: Vào Kế toán/ tra cứu CT/ Chứng từ KT/Ngày chứng từ - đến 01/01/2006 rồi bấm “Tra cứu” rồi nhìn xuống phần KQ tra cứu sửa từng chứng từ sai đó
|
3
|
Bảng cân đối tài khoản khi kết xuất không cân sai số lịêu
|
Hướng dẫn khách vào tra cứu, kiểm tra chứng từ sau đó chọn tiêu thức cần kiểm tra , như định khoản sai , ghi sai số tiền , hay khi kết xuất bảng cân đối chọn theo đúng tiêu thức như chọn sai ngày tháng........
|
4
|
Đặt thù riêng của huyện Tân Thành Vũng Tàu : Khi nhập chứng từ khách hành chia làm 04 nguồn . NGuồn NS khoán bổ sung , Nguồn NS khoán giao , Nguồn NS không khoán bảo sung , Nguồn NS không khoán giao .khi ra bảng báo cáo chi hoạt động phải hiện ra 04 nguồn . Nhưng khi kết xuất bảng Tổng hợp tình hình kinh phí thì chia làm 02 nguồn là nguồn NS giao và nguồn NS bổ sung
|
Đã trao đổi với người cán bộ là làm tay thì rất vất vả còn làm theo Phần mềm thì chỉ copy thành 02 vùng dữ liệu sau đó vào tra cứu nguồn kinh phí , chi hoạt động , tạm ứng kho bạc và chỉ cần sửa lại trong vòng 10p thì sẽ được và cũng hướng dẫn cách sửa cho khách.
|
Tiền mặt, tiền gửi
|
1.
|
“ Sổ qũy tiền mặt – số dư đầu năm” hiện ko đúng số liệu thực tế nhập “ số âm” và “ cột chi “ trong tháng lại thiếu số liệu.
|
Nguyên nhân là do kế toán nhập sai trường”ngàytháng” của 01 chứng từ phiếu chi.
Cách giải quyết là vào chức năng” Tra cứu CT” tra cứu TK Có 111 ko chọn tiêu chuẩn thời gian để tìm đến Ct nhập sai đó. Sau đó sửa lại “ ngày tháng” chứng từ đó trên màn hình nhập là được.
|
2.
|
Sổ quỹ TM trong tháng 02/2006 thừa ra 785632đ.
(PM KTTC)
|
Phân tích dữ liệu: Chứng tỏ liên quan đến TK Nợ 111 hoặch Có 111. Vậy ta phải kiểm tra các phiếu thu và phiếu chi
Cách sửa: Từ phân tích DL thấy khách hàng thiếu bút toán chi lương. Khách hàng hạch toán như sau: Nợ 661/ Có 334 : 785632 nhưng lại thiếu bút toán xuát quỹ TM để chi lương Nợ 334/ Có 111: 785632
|
Tài sản cố định
|
1.
|
Các sổ sách của TSCĐ như: Kiểm kê TSCĐ, Bảng tính hao mòn .... bị sai. Khi cuối năm các đơn vị tính khấu hao và thanh lý cho các TSCĐ (PM KTHC)
|
Phân tích dữ liệu:
Do khách hàng nhập chi tiết phần “số hiệu TSCĐ” của số dư đầu năm giữa TK 211 và TK 214 không trùng nhau.
VD: Bộ Máy VT pentium4 năm 2003 với giá 12tr. Đến hết năm 2005 khấu hao còn 10,8tr , vậy đã hao mòn 1,2tr. Khi k/hàng nhập số dư năm 2006 lại nhập số hiệu của phần tài sản TK 211 là “VTP4a” còn phần hao mòn TK 214 thì số hiệu lại là “VT”. Vì vậy khi máy tự động tính khấu hao thì phần khấu hao luỹ kế sẽ sai.
Cách sửa:
Vậy nên HD khách nhập cho đúng “số hiệu” đã ký hiệu cho TS ở phần chi tiết của TK 211 và TK 214 thế là được.
|
2.
|
Khi thanh lý một phần giá trị TSCĐ thì phần mềm lại thanh lý tất cả giá trị TSCĐ đó. Do vậy sổ TSCĐ bị sai.
|
Ta vào phần nhập nguyên giá của TSCĐ cần thanh lý một phần đó. Tách TS này ra thành 02 tài sản có nguyên giá tương ứng với 01 phần thanh lý và 01 phần để lại.Tương tự tách hao mòn luỹ kế của TSCĐ đó ra thành 02 phần. Khi thanh lý ta chỉ việc chọn một trong 02 phần đã tách của TSCĐ đó.
|
3.
|
Kết xuất “ Sổ TS” số liệu lại thể hiện trong một tổng, nhóm tài sản – Ví dụ là: Bàn ghế XH mà ko chi tiết ra từng loại tài sản .
|
Nguyên nhân là do khi nhập chi tiết từng loại TS. Kế toán khai báo tên tài sản trùng nhau mà không đặt tên khác nhau theo năm sử dụng hoặc giá trị tài sản.
Cách giải quyết là vào lại chi tiết TK 211, TK 214 khai báo lại tên TS tại trường “ Tên TSCĐ”
|
4.
|
Tạo Bảng kiểm kê tài sản số liệu không lên
|
Là do khi chi tiết tài khoản bên trong thừa dòng trống hay số dư đầu năm chi tiết số dư bi thừa dòng trống. Vào chi tiết xáo dòng trống đi tạo lại là lên.
|
Kế toán công nợ
|
1.
|
“Sổ khoản phải trả cho người bán”: một đối tượng người bán xuất hiện nhiều lần. Số tiền cột tổng PS nợ hoặc PS Có không đúng
(PM KTDN)
|
Kiểm tra chi tiết Nợ hoặc Có TK 331. Kế toán khai báo trường Người bán một lần rồi nhưng khi phát sinh đối tượng người bán này lần thứ 2 thì không chọn trong danh mục có sẵn mà tự gõ tên theo kiểu khác. VD Lần trước viết chữ in hoc, lần này viết chữ thường.Ta tìm và sửa lại giống khai báo ban đầu là được
|
Tình huống KTCD
|
1.
|
Đơn vị muốn quản lý các dự án theo nhóm dự án, cụ thể trong tổng dự án ADB có nhiều dự án khác nhau.
|
Tiến hành tách mã số dự án. Ba só đầu tiên vẫn là mã só dự án, ba số tiếp theo vẫn là mã số công trình, ba số cuối cùng là mã số tổng dự án. Cụ thể 001.001.ADB; 002.002.ADB,vvv....Khi đó ta sẽ theo dõi được từng nhóm các dự án.
|
2.
|
Vấn đề đặt ra là các BQLDA trước năm 2005 tất cả các loại chi phí đều đưa vào xây lắp mà chưa tách ra được chi phí đó thuộc giai đoạn nào và hầu hết chưa có đủ chứng từ.
|
Cách giải quyết đó là trong “danh mục chi tiết chi phí” ta tiến hành tạo thêm một danh mục chi tiết chi phí mới trong “GĐ thực hiện đầu tư” với nội dung “Chi phí chưa xác đinh”, khi nào có đủ chứng từ và xác định được từng khoản chi phí thì ta tiến hành tách chi phí đó ra.
|
3.
|
“ Sổ chi phí Ban “ xuất hiện cột “ Error” ko ró lý do tại sao?
|
Là do khi nhập chi tiết TK 642
đã để thừa hàng chi tiết trắng
Cách giải quyết là vào phần” Nhập kiểm tra chi tiêt – Chi phí ban” xóa hết những dòng chi tiết thừa,trắng đó.
|
4.
|
“ Sổ chi phí Ban “ ko hiện số liệu một cột “ nội dung chi phí- VD: Chi bên A” đã có nhập trong chi tiết TK 642.
|
Nguyên nhân là do một chi tiết
chi phí ban đó chưa được khai báo trong Hệ thống/ danh mục chi phí do vậy nội dung chi phí đó ko thấy hiện trong sổ “ Chi phí ban”
Cách giải quyết là vào Hệ thống khai báo nội duing chi phí đó sau đó khi nhập chi tiết TK 642 hãy chon nội dung đã được khai báo.
|
5.
|
Khi kết xuất sổ chi ban theo mục thì có rất nhiều cột bị error
|
Vào chi tiết 642 bỏ các dòng trống
|
6.
|
Khi vào sổ chi phí khác không lên số liệu
|
Khi hạch toán nên chọn là 2411 và khi vào chi tiết đừng chọn chi tiết chi phí là xây lắp
|
7.
|
Khi kết xuất nhật ký chung thì có chương là 018
|
Mở tệp giao diện ra và chọ table CLK và gõ lại chương là “0”
|
8.
|
Đơn vị có rất nhiều loại tiền gửi(VD:112(944,) 112(943), 112(413)…). Khi thi công thì có giữ lại một số tiền bảo hành cho công trình trình đó, do đó tại đây có xãy ra trường hợp là chuyển giữa các tài khoản tiền gửi để theo dõi sổ tiền gửi (PM KTCD)
|
- Khi đó thì trong màn hình nhập phải hạch toán thành hai dòng là
Nợ bỏ trống Có 112(944)
Nợ 112(413) có bỏ trống
- Đây là trường hợp chuyển 112(944) sang 112(413)
- Các trường hợp khác làm tương tự thì số tồn của các tài khoản 112 mới đúng
|
9.
|
Khi nâng cấp PM từ kc 05 kên kc06 xảy ra hiện tượng lỗi ,Khi chuyển SD năm 2005 sang 2006 phần mềm báo lỗi (Reserved error (-1601); Thereis not massage for this error) và khi chỉ chuyển từng TK thì không có, Dẫn đến khi tạo các sổ chi tiết năm 2005 vẫn có SD chuyển sang năm 2006, Dữ liệu 2006 nhập đúng ( PM KTCD)
|
Tạo một vùng KT mới. Đưa DL năm 2005 đã nâng cấp vào. Tạo năm 2006mới. chuyển SD năm 2005 sang. Sau đó dùng chức năng truyền nhận chứng từ của PM để nhận chứng từ phát sinh trong năm 2006 từ vùng dữ liệu năm 2006 cũ về vùng năm 2006 mới
|
10
|
Nhập nhanh các DA trong KTCD
|
Thường thì khách hàng đã có một Filer riêng lưu các DA mà mình quản lý, Khi đó ta tạo File Excel gồm 2 cột, cột 1 nhập các MSDA, cột 2 là tên các DA (Có thể thêm cột cho các công trình, hạng mục.....)
Khi hoàn tất xong ta mở PM KTCD vào phần nhập DA, nhấp chuột phải/ chọn Datashee View
Coppy toàn bộ cột MSDA trong excel rồi Paste vào cột MSDA(Làm như vậy, ta không phải khai báo nhiều lần) tương tự như vậy ta làm với tên DA, tên CT.....
|
11
|
Tìm tới nhóm chứng từ nhanh trong KTCD
|
Trong KTCD việc phân loại chứng từ thành nhóm là rất quan trọng vì các dự án rất nhiều và cần phân loại để tránh nhầm lẫn. Như vậy mỗi DA sẽ làmột nhóm khiến cho số nhóm có rất nhiều.
Giải quyết:
1. Thiết kế lạo PM mà có một “ trường” mà nhấp vào đó có thể chọn ra nhóm cần tìm - Phần này trong KTHC đã có
2/ Trong phần nhập chứng từ của mỗi nhóm tạo một chứng từ mà chỉ nhập vào trường nội dung tên của nhóm đó. Khi đó để tìm nhóm chứng từ ta chỉ cần vào “ Tìm chứng từ” (Khi đó những chứng từ mà ta thêm vào đó không có ngày tháng nên sẽ dồn lên trên, ta chỉ cần xem nội dung chứng từ là có thể tìm ra nhóm chứng từ rồi)
|
12
|
Cách phân loại nhóm CT hiệu qủa trong KTCD
|
Trong KTCD các đvị thường phải làm việc với rất nhiều dự án, khi đó nếy phân loại nhóm CT theo quý hoặc theo tháng có thể là không hợp lý ví nếu phát sinh lỗi nhập chứng từ (Điều này khó tránh khỏi) sẽ khó khắc phục.
Khi đó ta phân loại CT ra thành các nhóm
1/ Chi phí BQLDA - dùng nhập chi phí ban
2/Phần DA – C trình: Mỗi DA, công trình là một nhóm CTừ.
Như vậy số nhóm ct = Số DA – CT + 1 (CPBQL)
Khi phân loại theo cách này, kết hợp với dùng cách 4 vừa nêu trên, việc quản lý sẽ rất đơn giản.
|
13
|
Danh mục chi phí BQL
|
Các đơn vị không nhập các chi phí theo mục chi mà theo nội dung chi.
DM chi trong PM nói chung là đủ cho đv nhưng tốt nhất là vào danh mục hệ thống làm lại toàn bộ cho giống nội dung chi của đơn vị, vì như vậy sẽ dễ dàng hơn, do kế toán đã quen PM đó rồi.
|
Phần mềm KTXP
|
1.
|
“Sổ theo dõi qũy xã” cột “ Thu qũy xã” ko có số liệu mặc dù đã nhập chi tiết TK 431.
|
Nguyên nhân là do khi nhập CT thu qũy xã, trường” Phân loại CT” chọn là Phiếu thu.
Cách giải quyết là chọn lại “ Phân loại CT là: Biên lai thu tiền “ rồi chi tiết cho chứng từ đó thì số liệu sẽ đưa vào Sổ theo dõi qũy xã.
|
2
|
Khi kết xuất bảng tổng hợp thu chi theo nội dung KTXP không có dữ liệu
|
Ta vào hệ thống/ danh mục chỉ tiêu thu và danh mục chỉ tiêu chi để khai báo xem những mục nào còn thiếu là được,.
|
Phần mềm KTDN
|
1.
|
Khi nhập hóa đơn thuế thì có các số lẻ(VD:14589,40, 999,9...). Khi kết xuất bảng cân đối kế toán thì bị không cân mà bị lệch một đồng
(PM KTDN)
|
- C1: Vào số liệu hệ thống đổi dạng dữ liệu thành #,###.00 và vào màn hình nhập chứng từ chỉnh lại các số lẻ cho tròn đúng ‘100’ (vì chương trình làm tròn số nên khi bên “nguồn vốn” có số lẻ là >50 đồng còn bên “tài sản” có số lẻ là <50 và ngược lại, vì vậy có sự trên lệch một đồng).
- C2: bỏ các số lẻ mà nhập làm tròn số
|
2.
|
Đơn vị muốn theo dõi phần giá thành của các món ăn nhưng nó được cấu thành từ rất nhiều nguyên liệu và phải theo dõi từng nguyên liệu
(PM KTDN)
|
- Vào màn hình nhập hạch toán là Nợ 152 có ‘X’ sau đó vào nhập chi tiết các nguyên vật liệu chính rồi xuất kho hàng hóa nợ 156 có 152 từ đó có thể xác định giá vốn cũng như giá thành (khi muốn theo dõi các nguyên vật liệu cũng nhưng giá thành thì vào các sổ chi tiết in
|
8.
|
Trên “ Thuyết minh báo cáo tài chính “ phần 3.1. yếu tố chi phí không thể hiện dữ liệu phần chi tiết mà chỉ thể hiện số tổng
|
Khi hạch toán các TK chi phí. Kế toán không hạch toán đến TK chi tiết cấp 2 mà chỉ hạch toán TK cấp 1
|
9.
|
Kết xuất bảng kê mua hàng hóa không thuế không lên được số lịêu
|
Hướng dẫn khách khi nhập chứng từ chọn loại chứng từ hoá đơn bán hàng mua hoá đơn thường (MH-01b) và vào chi tiết chứng từ chi tiết thì vào kết xuất lại bảng đó mới lên được.
|
Tình huống KTTC
|
1.
|
KTTC tại một đơn vị huyện nên những biểu mẫu mới vẫn chưa áp dụng kip thời khi mà các cán bộ nâng cấp phiên bản mới khách không dùng mà bảo là sao nhìn thấy khó chịu bởi vào những bảng chi trả trợ cấp có rất nhiều những ô trống mà đơn vị không dùng
|
Trường hợp trên hướng dẫn khách vào hệ thống chọn dữ liệu hệ thống sau đó chọn danh mục trợ cấp . Danh mục nào mà khách không muỗn lên trên báo cáo chi trả trợ cấp thì bỏ đi sau đó kết xuất lại cho khách thì sẽ đúng theo ý khách.
|